Kiểm tra bảo dưỡng bình chứa cháy như thế nào?

Kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng bình chữa cháy như thế nào?

Để sử dụng được các sản phẩm bình chữa cháy trong thời gian dài, bên cạnh việc lựa chọn được loại bình phù hợp bạn cần phải biết cách kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng khoa học sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm được chi phí, vẫn đảm bảo được độ an toàn cho hệ thống PCCC.





I Thời gian kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy.


Bình chữa cháy bột nên kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần, Kiểm tra phải đảm bảo bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.

Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, sạc bình chữa cháy lại bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:

  • 2 tháng 1 lần đối với bình mới.
  • 06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại.


Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa cho mỗi bình chữa cháy. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp cho bình chữa cháy có thể sử dụng tối ưu nhất nhằm sử dụng có hiệu quả khi có cháy nổ xảy ra, giảm bớt được những thiệt hại không đáng có.

II Kiểm tra bình chữa cháy CO2


Thông thường trong các loại bình chữa cháy nhất là bình chữa cháy CO2 thì việc kiểm tra kiểm định sau 1 thời gian nhất định không sử dụng là việc rất cần thiết. Đây là việc giúp bình luôn hoạt động 1 cách tốt nhất khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.

Nơi có khả năng xảy ra sự cố hỏa hoạn cao như kho xưởng, công ty… việc kiểm tra định kỳ cần thiết cho bình chữa cháy CO2 nên làm mỗi tháng 1 lần. Đối với những trường hợp khác thì nên kiểm tra mỗi 6 tháng đối với bình đã qua sử dụng và đã được nạp sạc lại, hoặc 12 tháng đối với bình chữa cháy mới.

Lưu ý: Sau mỗi 5 năm sử dụng cần kiểm định lại bình chữa cháy, trước khi quyết định nạp sạc lượng khí, chất chữa cháy mới cần kiểm tra thủy lực, tình trạng hiên tại của vỏ bình còn đạt tiêu chuẩn hay không mới tiến hành sử dụng tiếp.


2.1 Quy trình kiểm tra bình chữa cháy CO2, bột AB


Kiểm tra bình chữa cháy thường gồm những bước sau: Nhân viên tiếp nhận bình chữa cháy –> kiểm tra ngoại hình vỏ bình, các chỉ số có trên bình –> xem xét kiểm tra các phụ kiện của bình –> đánh giá tình trạng hiện tại –> xúc rửa bình –> nạp bột, chất khí chữa cháy –> bơm áp suất –> kiểm tra ngoại hình cùng các thông số bình lần cuối trước khi bàn giao.

2.2 Cách xem đồng hồ bình chữa cháy


Ngaydem.vn hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách xem đồng hồ đo áp lực (áp suất) bình chữa cháy. Và giải nghĩa các vạch màu trên đồng hồ đo áp lực bình chữa cháy cho các bạn hiểu rõ nhất.

Cách xem đồng hồ bình chữa cháy

Đồng hồ đo áp lực hay áp kế trên cụm van bình chữa cháy thường có 3 vạch màu cơ bản: màu xanh: áp lực khí nén đủ để đẩy bột ra ngoài, màu đỏ không đủ, màu vàng nghĩa là áp lực khí nén trong bình đã vượt quá mức cho phép.

Trong 1 vài trường hợp thì áp kế chỉ có 2 màu là màu xanh và màu đỏ. Thường màu đỏ sẽ kèm 2 chữ ký hiệu là recharge tương đương với màu đỏ ở trên là áp lực khí nén không đủ, màu đỏ kèm ký hiệu overcharge là áp suất khí nén trong bình đã vượt quá mức quy định.

Phía trên là thông tin về thời gian, quy trình, quy định bảo dưỡng định kỳ bình chữa cháy mà bạn có thể tham khảo. Mọi chi tiết có thể liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Khi kim trn6 đồng hồ đo áp lực bình chữa cháy chỉ vạch vàng bạn nên tiến hành kiểm tra bảo dưỡng nạp sạc lại bình chữa cháy ngay lúc đó để bảo dảm bình được hoạt động một cách tốt nhất khi không may có hỏa hoạn xảy ra.

Share this:

Không có nhận xét nào